- Tinh dầu hoa oải hương rất được ưa chuộng nhưng bạn đã biết cách sử dụng loại tinh dầu này để mang lại hiệu quả tốt nhất? Vậy hãy để chuyên mục chăm sóc sức khỏe giúp bạn hiểu rõ hơn về 7 tác dụng của tinh dầu hoa oải hương và các lưu ý khi dùng ra sao nhé!
-
7 Tác Dụng Của Tinh Dầu Hoa Oải Hương (Lavender Essential Oil)
-
1. Tinh dầu hoa oải hương là gì?
- Cây hoa oải hương thuộc loại cây bụi với tên khoa học là Lavendula và có nguồn gốc từ miền Bắc châu Phi và vùng Địa Trung Hải.
- Tinh dầu hoa oải hương là loại tinh dầu được chiết xuất từ việc chưng cất cánh hoa oải hương. Nó là một hỗn hợp phức tạp, chứa hơn 100 hợp chất, đặc biệt là chất phytochemical (gồm có linalool và linalyl axetat).
- Trên toàn thế giới có hơn 400 loại hoa oải hương với hương thơm và chất lượng khác nhau nên tinh dầu oải hương cũng có sự khác biệt.
- Thường có 2 loại tinh dầu oải hương là: loại tinh dầu oải hương từ hoa (đặc điểm: không màu, không tan trong nước, khối lượng riêng là 0,885g/ml) và loại tinh dầu oải hương từ cành hoa (được chiết xuất từ loài hoa oải hương Lavandula latifolia, có hương thơm cực nồng, cay hơn sao với các loại oải hương khác và có khối lượng riêng là 0,905g/ml).
- Tinh dầu hoa oải hương là gì?
- Tinh dầu hoa oải hương được sản xuất trên khắp thế giới, nhiều nhất là ở Bulgaria. Từ lâu, người ta đã dùng tinh dầu oải hương để làm nước hoa, trị liệu cũng như trở thành nguyên liệu phổ biến trong ngành sản xuất mỹ phẩm.
- Ngoài ra, tinh dầu này còn được sử dụng trong các liệu trình mát xa và làm thảo dược khác. Tuy nhiên, phải cẩn thận và sử dụng đúng liều lượng, thậm chí nó có thể gây độc cho bạn khi nuốt phải.
- Tinh dầu hoa oải hương có gì đặc biệt?
-
2. Tác dụng của tinh dầu hoa oải hương
- Được ứng dụng nhiều trong đời sống, hãy cùng Mẹo vặt Gia đình điểm nhanh qua những tác dụng nổi bật mà tinh dầu oải hương mang lại ra sao nhé!
-
Hỗ trợ điều trị mụn
- Theo thông tin trong Tạp chí Dược học và Sản phẩm tự nhiên (Pharmacognosy & Natural Products) có đề cập vấn đề: tinh dầu oải hương có tác dụng chống viêm, khử trùng và kháng khuẩn. Vì thế, nó có lợi trong việc diệt khuẩn, hỗ trợ ngăn ngừa và chữa lành các vết mụn viêm.
- Hơn thế nữa, tinh dầu oải hương còn làm thoáng lỗ chân lông và giảm mức độ viêm nhiễm khi bạn bôi trực tiếp lên da.
- Cách sử dụng tinh dầu oải hương để trị mụn là bạn hãy pha loãng tinh dầu với dầu dừa (hoặc một loại tinh dầu tốt khác). Sau đó thoa lên mặt khoảng 2 phút, rửa lại với nước sạch là được. Thậm chí, bạn có thể thay thế nước hoa hồng bằng tinh dầu này, bằng cách pha loãng – cứ 2 giọt tinh dầu oải hương thì cho 1 muỗng cà phê hạt phỉ. Sau đó, lấy miếng bông tẩy trang thấm nhẹ vào hỗn hợp, thoa lên mặt.
- Đối với loại mụn cứng đầu, bạn hãy pha tinh dầu oải hương với dầu Argan theo tỉ lệ 1:1 (nghĩa là 1 giọt tinh dầu oải hương với 1 giọt dầu Argan), rồi bôi trực tiếp lên những nốt mụn khoảng 2 lần mỗi ngày.
-
Làm dịu các vết chàm và da khô
- Khi bị chàm, phần da đó sẽ bị khô, ngứa và đóng vảy rất nhiều. Vết chàm có thể xuất hiện tại bất kì vị trí nào trên cơ thể cùng với mức độ nặng nhẹ khác nhau.
- Đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu, kết quả đều cho thấy rằng: tinh dầu oải hương có đặc tính kháng nấm và làm giảm viêm nên loại tinh dầu này có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh chàm. Chưa hết, tinh dầu hoa oải hương cũng được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến, giúp da giảm bớt mẩn đỏ, kích ứng cũng như làm sạch da hiệu quả.
- Cách sử dụng tinh dầu oải hương để làm dịu đi các vết chàm, là bạn hãy trộn 2 giọt tinh dầu hoa oải hương với 2 giọt dầu cây tràm trà, 2 muỗng cà phê dầu dừa và bôi lên phần da bị chàm. Bạn có thể sử dụng nó mỗi ngày nếu như cảm thấy hiệu quả nhé!
-
Có khả năng chống viêm
- Trong tinh dầu hoa oải hương chứa nhiều hợp chất chống viêm, nhất là chất chống viêm tự nhiên beta-caryophyllene có tác dụng làm giảm đau và làm tê các vết viêm nhiễm.
- Chẳng hạn, cách dùng tinh dầu hoa oải hương để điều trị vết bỏng sưng tấy, là bạn hãy pha 1 – 3 giọt tinh dầu này với 1 – 2 muỗng cà phê dầu dừa (hoặc chùm ngây), rồi thoa lên vết bỏng 3 lần 1 ngày sẽ làm giảm bớt triệu chứng bỏng.
- Hoặc đối với vết cháy nắng, bạn phun sương tinh dầu oải hương lên phần da đó cho đến khi vết cháy nắng lành lại, tần xuất 2 – 3 lần mỗi ngày. Cách pha hỗn hợp cũng đơn giản, gồm có 10 – 12 giọt tinh dầu oải hương cùng với 1/4 cốc nước ép nha đam, 2 muỗng canh nước cất và một ít dầu Argan.
-
Giúp chữa lành vết thương
- Theo kết quả nghiên cứu được công bố vào năm 2016, các nhà khoa học đã phát hiện tinh dầu hoa oải hương có khả năng làm thúc đẩy quá trình chữa lành các mô da.
- Điều này có nghĩa là, bạn có thể sử dụng tinh dầu này để chữa lành vết thương nhỏ và thậm chí còn cải thiện vết sẹo.
- Cách sử dụng tinh dầu oải hương để chữa lành vết thương, bằng cách pha 3 – 4 giọt tinh dầu hoa oải hương với một vài giọt dầu dừa (hoặc dầu Tamanu). Sau đó, dùng bông gòn thấm đều hỗn hợp, đắp lên vết thương.
-
Giúp làn da sáng mịn, giảm nếp nhăn
- Vì có tác dụng giảm viêm nên tinh dầu hoa oải hương góp phần hỗn trợ làm sáng da, giảm sự thay đổi màu sắc trên da (nhất các đốm đen), giảm bớt vết thâm và mẩn đỏ. Nếu da bạn đang gặp phải tình trạng bị tăng sắc tố thì hãy thử kết hợp việc dùng tinh dầu oải hương để điều trị.
- Bên cạnh đó, tinh dầu oải hương còn làm cho các nếp nhăn được cải thiện đáng kể khi các chất chống oxy hóa (có trong tinh dầu) bảo vệ làn da của bạn tránh khỏi sự tác động của các gốc tự do gây ra (đây vốn là nguyên nhân làm xuất hiện vết đường nhăn trên khuôn mặt cũng như lão hóa da).
- Cách sử dụng tinh dầu hoa oải hương để làm sáng da, giảm nếp nhăn là bạn hãy pha một vài giọt tinh dầu cùng với lượng dầu dừa vừa phải. Sau đó, thoa đều hỗn hợp này lên da mặt, tương tự như bạn đang sử dụng một loại kem dưỡng ẩm vậy. Tần suất 1 hoặc 2 lần mỗi ngày.
-
Ngăn ngừa hoặc tiêu diệt chấy
- Theo bài báo được đăng trên kênh Da liễu BMC, đã có cuộc thử nghiệm các loại tinh dầu (gồm có tinh dầu tràm trà và tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu bạch đàn và tinh dầu chanh) đối với bệnh chấy (theo từng giai đoạn của trứng: trứng còn đang ấp, trứng nở và trứng chết). Kết quả cho thấy tinh dầu oải hương có tác dụng cao trong việc ngăn ngừa và tiêu diệt chấy.
- Tuy nhiên, cần có thêm nhiều cuộc thử nghiệm khác về tác dụng của tinh dầu oải hương đối với bệnh chấy, vì còn phụ thuộc vào đặc tính của da đầu, tóc, giới tính, độ tuổi cũng như nguồn gốc đặc điểm của những người tham gia thử nghiệm.
-
Thúc đẩy sự phát triển của tóc
- Theo nghiên cứu vào năm 2016, người ta đã tiến hành thử nghiệm bôi tinh dầu oải hương lên lưng chuột mỗi ngày một lần, năm lần một tuần và xuyên suốt 5 tuần liền. Kết quả cho thấy: phần lông chỗ bôi tinh dầu xuất hiện nhiều, dày và nhanh hơn bình thường.
- Vì thế, tinh dầu oải hương được xem là có tác dụng trong việc thúc đẩy sự phát triển của tóc trên cơ thể người, hỗ trợ điều trị bệnh hói đầu, rụng tóc và da dầu ngứa. Tuy nhiên, điều này vẫn còn cần được nghiên cứu nhiều thêm để chứng minh về tác dụng của loại tinh dầu này.
-
Hạn chế tình trạng viêm da
- Theo kết quả của nhiều cuộc thử nghiệm được đăng trên tạp chí Nha khoa Hoa Kì, có đề cập đến vấn đề tác dụng chống viêm của tinh dầu oải hương, tất cả đều cho thấy tinh dầu này có khả năng làm giảm viêm, giảm bớt ban đỏ, phù nề, kích thước và thời gian của các vết loét.
- Vì thế, tinh dầu oải hương được sử dụng để hỗ trợ trong việc điều trị các triệu chứng viêm da, vết bỏng cũng như đẩy nhanh quá trình chữa bệnh hiệu quả.
-
3. Các lưu ý sử dụng tinh dầu hoa oải hương
- Tuy tinh dầu hoa oải hương mang lại nhiều tác dụng, nhưng khi sử dụng bạn nên trang bị kiến thức và sử dụng loại tinh dầu này cho đúng cách để có được hiệu quả tốt mà không làm ảnh hưởng đến vết thương cũng như sức khỏe:
-
Cân nhắc việc dùng để trị vết thương
- Đối với da bị tổn thương hay bạn dùng tinh dầu hoa oải hương để hỗ trợ điều trị các vết thương thì hãy dùng bông tăm mềm, thấm tinh dầu rồi xoa lên khu vực đó.
- Cách làm này sẽ tránh cho việc bạn dùng lực quá mạnh hoặc sử dụng lượng tinh dầu nhiều để xoa trực tiếp lên vết thương, vì nếu dùng lượng dầu oải hương nhiều dễ gây kích ứng da, thậm chí phản tác dụng. Đồng thời, còn tránh cho vi khuẩn trên tay có điều kiện tiếp xúc với vết thương.
-
Thoa trực tiếp lên da để điều trị vết nhăn
- Tinh dầu oải hương được sử dụng như kem dưỡng da, tùy vào công dụng và sở thích mà bạn pha loãng tinh dầu oải hương với một số tinh dầu cũng như thành phần khác, để mang lại hiệu quả tối ưu cho làn da.
- Vì thế, chỉ cần đảm bảo tay sạch và thoa đều hỗn hợp đó trên da là được. Ngoài ra, cách dùng tay để thoa đều tinh dầu trên da sẽ giúp cho dưỡng chất thấm sâu vào da và kích thích việc lưu thông máu trên khuôn mặt.
- Tinh dầu oải hương có công dụng với tình trạng sức khỏe tóc. Vì thế, bên cạnh việc xoa tinh dầu trực tiếp lên da dầu, thì bạn nên kết hợp thêm với một số tinh dầu khác (như dầu dừa, dầu Jojoba,…). Thoa và xoa đều hỗn hợp này lên da dầu sau khi tắm, để khoảng 10 phút (rửa lại nước sạch nếu muốn) hoặc ủ tóc qua đêm để có được hiệu quả tối đa.
- Ngoài ra, bạn có thể pha dầu oải hương với các sản phẩm làm sạch, dưỡng tóc như dầu gội, dầu xả,… để tăng thêm công dụng và tạo hương thơm cho tóc.
-
Ngưng sử dụng nếu bị kích ứng
- Sau khi dùng tinh dầu hoa oải hương, nếu cơ thể xuất hiện các tình trạng bất thường như phát ban, nổi mề đay, viêm da hay làm tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn, thì hãy dừng ngay việc sử dụng và tim đến bác sĩ da liễu ngay nhé!
- Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối không để tinh dầu hoa oải hương dính vào mắt vì có thể gây hại. Ngoài ra, hít phải tinh dầu oải hương đối với những ai đang dùng thuốc an thần (hoặc bị trầm cảm) vì nó có thể làm tăng triệu chứng buồn ngủ.
- Với những thông tin phía trên, FACARE hy vọng sẽ giúp ích cho bạn khi sử dụng tinh dầu hoa oải hương cũng như hiểu rõ về 7 tác dụng của loại tinh dầu hoa oải hương này cùng với một số lưu ý khi dùng mà bạn cần biết.
- Bạn sẽ quan tâm:
7 Tác Dụng Của Tinh Dầu Hoa Oải Hương
Sản phẩm liên quan
Chia sẻ :