- Viêm xoang là tình trạng các hốc xoang cạnh mũi bị các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm tấn công hoặc có các phản ứng dị ứng xảy ra tại khu vực này. Bên cạnh các biện pháp điều trị viêm xoang như phẫu thuật hay dùng thuốc thì có thông tin cho rằng hoa cứt lợn cũng có tác dụng cải thiện tình trạng này. Vậy đó có phải sự thật hay không? Hãy cùng FACARE tìm hiểu nhé!
-
Kiểm Chứng Thông Tin Cây Hoa Cứt Lợn Có Thể Chữa Được Bệnh Viêm Xoang
- Cây cứt lợn (tên khoa học Ageratum conyzoides), còn gọi là cây hoa ngũ vị, cây bù xít, thắng hồng kế, cỏ hôi, cỏ thúi địt (địt ở đây có nghĩa là rắm), là một loài cây thuộc họ Cúc. Cây thường được dùng như một loài cây thuốc.Theo nghiên cứu, trong hoa cứt lợn chứa tinh dầu (tỷ lệ 0.7 – 2%) với màu vàng nhạt hoặc vàng nghệ, tính chất hơi sánh đặc và mùi hương khá dễ chịu.
- Tinh Dầu Cứt Lợn có tác dụng ức chế sự hoạt động của các loại vi khuẩn như trực trùng, tụ cầu vàng hay trực khuẩn mủ xanh,…;
- Ngăn ngừa chứng táo bón nhờ hàm lượng protein và chất xơ dồi dào chứa trong hoa;
- Điều trị rong huyết sau sinh ở phụ nữ;
- Làm giãn mạch ngoại biên nếu dùng hoa cứt lợn ở hàm lượng thấp. Ngoài ra, hoa cứt lợn cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang mạn tính, tăng dẫn lưu dịch và loãng dịch đờm, giúp tống xuất dịch đờm ra khỏi hốc xoang, cải thiện tình trạng thở khò khè, khó thở, nhức đầu, sổ mũi nghẹt mũi hay khó chịu về đường thở. Nhất là đối với trường hợp viêm mũi tiết mủ đặc, hoa cứt lợn có thể khắc phục được điều này mà không gây ra tác dụng phụ.
-
1. Khái quát về bệnh viêm xoang
- Bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải tình trạng viêm xoang. Có nhiều nguyên nhân khiến xoang bị tắc nghẽn làm cho lớp niêm mạc hô hấp tại các hốc xoang cạnh mũi xuất hiện triệu chứng viêm, kích thích phản ứng tăng tiết nhầy và phù nề niêm mạc. Nếu viêm xoang diễn ra trong vòng dưới 4 tuần thì được coi là thể viêm xoang cấp tính còn nếu tình trạng này kéo dài trên 4 tuần thì đó là viêm xoang mạn tính.
- Nguyên nhân điển hình và phổ biến nhất dẫn tới tình trạng viêm xoang đó là do vi khuẩn, virus khiến tế bào lông lớp niêm mạc xoang bị tổn thương dẫn tới hiện tượng viêm mũi cấp tính. Bên cạnh đó cũng có các tác nhân gây dị ứng làm tình trạng viêm xoang trở nên nghiêm trọng hơn, ví dụ như phấn hoa, thời tiết lạnh, môi trường khói bụi,…
- Viêm xoang thường được nhận biết thông qua những biểu hiện như sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi. Dịch tiết ở mũi có thể là chất nhầy trong rồi sau đó đặc lại thành màu vàng xanh. Viêm xoang nặng sẽ khiến bệnh nhân bị đau mặt, sốt, đau nhức vùng thái dương, vùng trán hay gò má, nhiều trường hợp còn mất khả năng cảm nhận mùi hương.
- Nếu không điều trị bệnh viêm xoang cấp tính dứt điểm thì nguy cơ trở thành viêm xoang mạn tính là rất cao, tỷ lệ tái phát ngày càng nhiều khi có các tác nhân từ môi trường tác động.
-
2. Điều trị viêm xoang bằng hoa cứt lợn
- Viêm xoang cấp và mạn tính không những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh mà còn cản trở nhiều hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Do đó bệnh nhân cần được điều trị dứt điểm, hạn chế tình trạng tái phát nhiều lần gây khó khăn trong việc kiểm soát và điều trị bệnh. Các biện pháp chữa viêm xoang được áp dụng phổ biến hiện nay đó là điều trị nội khoa (dùng thuốc) và điều trị ngoại khoa (phẫu thuật). Tuy nhiên hôm nay chúng ta sẽ tập trung phân tích một phương pháp khác được ứng dụng trong Đông y đối với điều trị chứng viêm xoang đó là sử dụng hoa cứt lợn.
- Cây cứt lợn hay còn gọi cây cỏ hôi hay hoa ngũ sắc thường mọc hoang dại ở rất nhiều nơi tại Việt Nam, nó có sức sống dẻo dai và khả năng thích nghi tốt với mọi loại đất như bờ ruộng, đất trồng, vệ đường hay trong vườn nhà. Loài hoa này mọc quanh năm, thân nhỏ mềm, mọc theo chiều thẳng đứng với chiều cao trung bình khoảng từ 25 – 50cm. Màu sắc của thân là xanh hoặc tím, bao phủ ngoài vỏ thân cây là một lớp lông tơ màu trắng.
- Lá cây cứt lợn mọc theo bố cục đối xứng với nhau, đầu lá nhọn và cuống lá ngắn, mỗi lá có kích thước từ 2 – 6cm chiều dài và từ 1 – 3cm chiều ngang. Lá cây khi vò nát thường có mùi hắc. Hoa cứt lợn có hai loại là màu tím và màu trắng, nhụy vàng và chúng mọc theo chùm ở đầu ngọn cây.
- Theo nghiên cứu, trong hoa cứt lợn chứa tinh dầu (tỷ lệ 0.7 – 2%) với màu vàng nhạt hoặc vàng nghệ, tính chất hơi sánh đặc và mùi hương khá dễ chịu. Công dụng của loại hoa này khá đa dạng:
- Có tác dụng chống dị ứng, chống phù nề, chống viêm;
- Ức chế sự hoạt động của các loại vi khuẩn như trực trùng, tụ cầu vàng hay trực khuẩn mủ xanh,…;
- Ngăn ngừa chứng táo bón nhờ hàm lượng protein và chất xơ dồi dào chứa trong hoa;
- Điều trị rong huyết sau sinh ở phụ nữ;
- Làm giãn mạch ngoại biên nếu dùng hoa cứt lợn ở hàm lượng thấp. Ngoài ra, hoa cứt lợn cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang mạn tính, tăng dẫn lưu dịch và loãng dịch đờm, giúp tống xuất dịch đờm ra khỏi hốc xoang, cải thiện tình trạng thở khò khè, khó thở, nhức đầu, sổ mũi nghẹt mũi hay khó chịu về đường thở. Nhất là đối với trường hợp viêm mũi tiết mủ đặc, hoa cứt lợn có thể khắc phục được điều này mà không gây ra tác dụng phụ.
-
3. Mách bạn một số bài thuốc làm từ hoa cứt lợn chữa viêm xoang hiệu quả
- Bài thuốc sắc nước từ hoa cứt lợn: Đây là phương pháp đơn giản có thể triển khai ngay tại nhà và đảm bảo độ an toàn, lành tính cao. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: 30 – 35g lá và hoa cứt lợn, đem rửa sạch cho hết bụi bẩn, ngâm với nước muối pha loãng. Ngoài ra, thay vì dùng hoa tươi thì hoa cứt lợn khô cũng cho hiệu quả tương tự, khi đó bạn chỉ cần dùng từ 10 – 30g hoa và lá cứt lợn khô;
- Cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào 200ml nước lọc đem đi đun sôi;
- Đun xong để ngâm trong 10 phút, chắt lấy nước uống 2 lần/ngày. nên dùng trước khi ăn sẽ giúp hạn chế các biểu hiện khó chịu của viêm xoang.
- Bài thuốc dùng nước cốt hoa cứt lợn: thường được áp dụng cho những trường hợp bị viêm xoang mạn tính. Cách chế biến:
- Đem rửa sạch và ngâm hoa cứt lợn bằng nước sạch, để ráo nước;
- Tiếp theo hãy đem hoa đi giã nát và lọc giữ lại nước cốt;
- Vệ sinh mũi sạch sẽ rồi dùng nước cốt cây hoa cứt lợn để nhỏ mũi, duy trì điều này từ 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả.
- Bài thuốc xông hơi với hoa cứt lợn để điều trị viêm xoang:
- Chuẩn bị một lượng hoa cứt lợn tươi vừa đủ, đảm bảo phải ngâm rửa thật sạch;
- Đun sôi số hoa cứt lợn này với nước, nên cho vào một chiếc nồi to;
- Lấy khăn trùm kín vùng đầu hoặc cả người, úp mặt vào nồi để xông hơi;
- Lưu ý là mỗi lần xông bạn nên hít thở sâu từ 10 – 15 phút, điều này giúp tinh dầu từ hoa cứt lợn len lỏi sâu vào các khoang xoang trong mũi, từ đó giúp giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn và tiêu diệt các ổ viêm nhiễm. Ngoài ra không nên áp mặt quá sát vào nồi dễ gây bỏng.
-
4. Cách sử dụng Tinh Dầu Cứt Lợn (Cỏ hôi) chữa viêm mũi xoang
- Điều trị viêm xoang: Dùng máy xông mũi chuyên dùng cho vài giọt tinh dầu vào rồi đưa vào mũi hít thở sâu.
- Dùng để xông trị cảm cúm: Lấy một nồi nước sôi cho vài giọt tinh dầu vào, bao gồm Tinh Dầu Tràm, Tinh Dầu Sả, Tinh Dầu Khuynh Diệp và Tinh Dầu Cứt Lợn (Cỏ Hôi). Trùm kín bằng khăn để ra mồ hôi, giảm ho, giảm sổ mũi.
- Giảm các vấn đề về đường hô hấp: Pha Tinh Dầu Cứt Lợn (Cỏ Hôi) vào nước muối sinh lý để rửa mũi, súc miệng hằng ngày để làm thông thoáng mũi, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Phương pháp điều trị viêm xoang bằng Tinh Dầu Cứt Lợn (Cỏ Hôi):
- Phương pháp 1: Xông mũi, họng
- Dùng 3-5 giọt Tinh Dầu Hoa Ngũ Sắc vào ly nước sôi rồi dùng để xông mũi họng. Dùng khăn trùm kín, hít thở sâu xông mũi, họng để các phân tử tinh dầu Ageratum Conyzoides theo hơi nước đi sâu vào khoang mũi làm loãng dịch nhầy, tiêu diệt vi khuẩn đồng thời làm thông thoáng khoang mũi họng, giúp tái tạo niêm mạc mũi. Bạn có thể xông từ 5-10 phút mỗi ngày.
- Phương pháp 2: Nhỏ mũi để điều trị viêm xoang
- Đầu tiên bạn hãy cho tinh dầu 2-3 giọt tinh dầu vào bình nước muối dạng phun sương hoặc bình rửa mũi chuyên dụng để vệ sinh mũi. Sau đó lấy 4-6 giọt Tinh Dầu Hoa Ngũ Sắc (Cứt Lợn) cho vào 10ml nước muối sinh lý. Lắc đều rồi nhỏ mỗi bên mũi 1-2 giọt mỗi ngày 3 lần, lúc đầu mũi chưa quen nên bạn hãy nhỏ một lượng ít (khoảng 1 giọt). Sau khi niêm mạc mũi thích ứng với tinh dầu thì có thể tăng liều để bệnh nhanh khỏi.
- Phương pháp 3: Dùng tinh dầu nguyên chất thấm vào 1-2 giọt mỗi khi đi ra ngoài để tăng cường bảo vệ cho khoang mũi và họng. Ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
- Nên kết hợp 3 phương pháp trên để bệnh viêm mũi xoang dị ứng, viêm mũi mãn tính được nhanh chóng hồi phục hơn.
-
5. Những lưu ý khi sử dụng Tinh Dầu Cứt Lợn (Hoa ngũ sắc)
- Không bôi trực tiếp tinh dầu lên da vì dưỡng chất quá cao có thể gây phản tác dụng và dư thừa dưỡng chất.
- Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời.
- Không sử dụng để ăn hoặc uống trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Ngưng sử dụng nếu có mùi lạ hoặc bị dị ứng.
- Để xa tầm tay trẻ em.
- Có thể bạn quan tâm:
- » Mua Tinh Dầu Hoa Ngũ Sắc Xem Tại Đây.
-
» Hướng Dẫn Cách Làm Tinh Dầu Sả Đuổi Muỗi Vừa Thơm Vừa Hiệu Quả
Kiểm Chứng Thông Tin Cây Cứt Lợn Có Thể Điều Trị Viêm Xoang
Sản phẩm liên quan
2.500.000₫ - 95.000.000₫3.000.000₫ 2.500.000₫
Tiết kiệm: 500.000₫ (17%)
Chia sẻ :