Hỗ trợ: 0932696777

Email: tinhdaufacare1979@gmail.com

Vì Sao Tinh Dầu Hương Thảo Có Mùi Giống Tinh Dầu Tràm?

  • Vì Sao Tinh Dầu Hương Thảo Có Mùi Giống Tinh Dầu Tràm?

  • A. Tinh Dầu Hương Thảo – Rosemary Oil chứa Cienol 30%

  • 1. Tinh Dầu Hương Thảo Là Gì?

  • Tinh dầu hương thảo là một trong những thành viên đặc biệt trong đại gia đình tinh dầu nhờ vào mùi thơm cũng như các tác dụng tốt đối với sức khỏe của người dùng. Mặc dù được biết đến nhiều nhất như một loại gia vị thực phẩm, hương thảo còn là một cây thuốc và dược liệu phổ biến trên toàn thế giới.
  • Mặc dù được biết đến nhiều nhất như một loại gia vị thực phẩm, hương thảo còn là một cây thuốc và dược liệu phổ biến trên toàn thế giới. Thêm vào đó, tinh dầu hương thảo cũng đã được ứng dụng vào y học dân gian. Bài viết sau, Facare sẽ bật mí những lợi ích mà loại dầu này mang lại kèm theo cách thức để tạo ra 1 lọ dầu hương thảo cho riêng mình.
  • 2. Tiêu Chuẩn Chất Lượng Tinh Dầu Hương Thảo

  • Bộ phận chiết xuất ra tinh dầu: Thân, lá, hoa
  • Phương pháp chiết xuất: Lôi cuốn hơi nước
  • Hình thức: Chất lỏng
  • Màu sắc: Tinh dầu hương thảo có màu vàng nhạt
  • Mùi vị: Có mùi the mát, đặc trưng cây hương thảo
  • Tỷ trọng ở 25°C: 0.890 – 0.920
  • Chỉ số khúc xạ 25°C: 1.460 – 1.490
  • Góc quay cực ở 25°C: -3 đến +18 độ
  • Thành phần hoạt chất chính trong Tinh Dầu Hương Thảo – Rosemary Essential Oil là Cienol 30%
  • Các thành phần khác: A-Pinen >15%, Limonene > 10%, Isoborneol > 15%…
  • Hạn sử dụng: 02 – 03 năm kể từ ngày sản xuất
  • 3. Tác Dụng Sức Khỏe Của Tinh Dầu Hương Thảo

  • Vì Sao Tinh Dầu Hương Thảo Có Mùi Giống Tinh Dầu Tràm
  • Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tinh dầu hương thảo có nhiều tác dụng tích cực với một số vấn đề sức khỏe phổ biến hiện nay. Các tác dụng bao gồm:
  • 3.1 Tăng Cường Sức Đề Kháng

  • Khi nói đến việc bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật, chất chống oxy hóa là một trong những vũ khí lợi hại nhất. Tinh dầu hương thảo có chứa myrcene, một loại hóa chất có vai trò như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp săn lùng các gốc tự do có thể làm hỏng các tế bào và vô hiệu hóa chúng. Do đó, việc ngửi dầu hương thảo thường xuyên có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.
  • 3.2 Giảm Đau Cơ & Đau Khớp

  • Khả năng giảm đau của tinh dầu hương thảo là một điểm nổi bật khác khi bàn đến lợi ích của loại tinh dầu này. Nhờ vào hàm lượng 1,8-cineole (hay còn gọi là eucalyptol), alpha-pinene và long não mà dầu hương thảo có tác dụng giảm đau, chống viêm và chống nôn.
  • Ngoài ra, từ xa xưa ở phương Tây, người ta đã dùng dầu để giảm đau cơ, đau khớp, bong gân cùng các triệu chứng viêm khớp và thấp khớp trong nhiều năm.
  • 3.3 Tăng Tuần Hoàn Máu

  • Tinh Dầu Hương Thảo khi dùng ngoài da sẽ góp phần cải thiện lưu thông máu ở khu vực được massage. Biện pháp này còn đem đến những lợi ích khác như giảm đau, giúp đông máu nhanh, tăng tốc độ chữa lành vết thương cũng như thúc đẩy sự phát triển của tóc.
  • 3.4 Chữa Đau Đầu

  • Những cơn đau đầu và đau nửa đầu thường xuyên làm bạn khó chịu? Vậy thì hãy thử một số biện pháp sau nhé: Xoa một vài giọt dầu hương thảo giữa hai lòng bàn tay, sau đó khum lòng bàn tay lại rồi đặt lên mũi và miệng. Đặc tính giảm đau mạnh mẽ của loại tinh dầu này sẽ làm giảm nhanh tình trạng khó chịu và giúp bạn trở lại với hoạt động thường ngày.
  • 3.5 Giúp Cải Thiện Hô Hấp

  • Nếu bạn đang gặp phải chứng rối loạn hô hấp và muốn tìm kiếm một biện pháp tự nhiên để cải thiện, hãy nghĩ đến tinh dầu hương thảo nhé.
  • Hợp chất eucalyptol và long não có trong dầu giúp làm giãn phế quản phổi, hỗ trợ không khí lưu thông tốt hơn. Từ đó giúp giảm nhẹ một số vấn đề về hô hấp như nghẹt mũi, ho, cảm lạnh, đau họng cũng như điều trị các triệu chứng dị ứng đường hô hấp và viêm xoang hoặc hen suyễn.
  • 3.6 Giảm Căng Thẳng

  • Theo chuyên gia, bạn nên cẩn thận khi thường xuyên cảm thấy căng thẳng tột độ do hiện tượng adrenaline rush gây nên. Lúc này, cơ thể sẽ tiết ra một loại nội tiết tố có tên cortisol, hormone này có nguy cơ phá hỏng sự cân bằng trong nội tiết tố và làm rối loạn quá trình trao đổi chất, tạo điều kiện cho các loại bệnh có cơ hội được “ghé thăm’.
  • Tuy nhiên, mùi hương từ tinh dầu hương thảo đã được ca ngợi về khả năng làm giảm mức độ cortisol đáng kể. Do đó, nếu cảm thấy tinh thần mệt mỏi vào cuối ngày, hãy thư giãn bằng liệu pháp mùi hương từ loại tinh dầu này bạn nhé.
  • 3.7 Tinh Dầu Hương Thảo Giúp Khử Mùi

  • Dầu hương thảo tỏa ra một mùi hương đáng yêu và không thể so sánh với bất kỳ mùi hương nào khác. Bạn sẽ dễ dàng tìm được sản phẩm làm thơm hoặc khử mùi có thành phần từ loại dầu này.
  • 3.8 Bảo Vệ Sức Khỏe Răng Miệng

  • Một nửa muỗng cà phê dầu hương thảo hòa tan cùng một cốc nước cất có tác dụng như một loại nước súc miệng tuyệt vời. Khả năng kháng khuẩn của dầu hương thảo giúp ngăn ngừa sâu răng, viêm nướu và mảng bám tích tụ. Ngoài ra, hợp chất trong tinh dầu thậm chí còn loại bỏ vi khuẩn Streptococcus sobrinus ăn sâu vào răng, đóng vai trò là nguyên nhân chính gây sâu răng.
  • 3.9 Giảm Mụn, Ngừa Lão Hóa

  • Tinh dầu hương thảo khi được dùng trên da sẽ giúp giảm viêm do mụn trứng cá gây nên. Chưa dừng lại ở đó, loại tinh dầu này cũng có tác dụng giảm bọng bọng mắt, cải thiện lưu thông để đem lại vẻ sáng khỏe cho làn da, chống lại các dấu hiệu lão hóa.
  • 4. Mẹo Hay Để Sử Dụng Tinh Dầu Hương Thảo – Rosemary Oil

  • Tinh dầu hương thảo có nhiều cách sử dụng khác nhau mà bạn không nên bỏ qua, chẳng hạn như:
  • Cải thiện trí nhớ: Trộn 3 giọt dầu hương thảo với 1/2 thìa dầu dừa và chà lên cổ hoặc dùng máy khuếch tán tinh dầu khoảng 1 giờ mỗi ngày. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp tăng cường khả năng tiếp thu và nhận thức, hỗ trợ cho quá trình học tập hoặc làm việc đạt hiệu quả hơn.
  • Làm dày tóc: Bạn có thể tự làm cho mình 1 hỗn hợp dầu massage có tác dụng làm dày tóc. Công thức là 20ml dầu ô liu: 5 giọt dầu hương thảo: 5 giọt dầu hoa oải hương : 2 giọt dầu sả. Trộn đều dầu với nhau, sau đó bôi lên thân tóc và ủ từ 30 phút đến 1 giờ. Thực hiện đều đặn, bạn sẽ thấy mái tóc ngày càng đẹp và tràn đầy sức sống.
  • Tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt: Trộn 2 giọt dầu hương thảo với 1/2 thìa dầu nền và nhẹ nhàng xoa bóp khu vực bên dưới tinh hoàn.
  • Trộn 2 giọt tinh dầu hương thảo, 2 giọt tinh dầu bạc hà và 1 thìa cà phê dầu dừa. Sau đó, bạn dùng hỗn hợp dầu này chà lên các cơ hoặc khớp đang bị đau để tăng cường lưu thông và giảm viêm.
  • Cải thiện chức năng túi mật: Trộn 3 giọt dầu hương thảo với 1/4 thìa dầu dừa và chà lên vùng da ở hạ sườn phải hai lần mỗi ngày. Đây là vị trí gần túi mật nhất.
  • Hỗ trợ bệnh lý thần kinh và đau thần kinh: Bạn hãy lấy 2 giọt dầu hương thảo, 2 giọt dầu hoa cúc, 2 giọt dầu cây bách và 1/2 thìa dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân trộn đều với nhau. Sau đó dùng hỗn hợp dầu này chà lên vùng bị ảnh hưởng nhằm giảm nhẹ triệu chứng.
  • Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy dầu hương thảo tại hầu hết các của hàng hương liệu. Tuy nhiên, có một điều mà bạn cần biết là không phải tất cả sản phẩm đều có chất lượng như nhau và do đó khi chọn mua, hãy chắc chắn rằng tinh dầu của bạn là nguyên chất 100% hoặc có nhãn hữu cơ.
  • Tinh dầu hương thảo kết hợp tốt với các loại tinh dầu khác như tinh dầu hoa oải hương, nhũ hương, thảo quả, cây xô thơm, gỗ tuyết tùng, sả, hoa phong lữ, tinh dầu hoa cúc và tinh dầu bạc hà.
  • 5. Những Điều Cần Nhớ Khi Dùng Tinh Dầu Hương Thảo

  • Bạn hãy pha loãng dầu hương thảo với các loại dầu nền khác như dầu ô liu, dầu dừa để tránh gây ra hiện tượng kích ứng da.”>Bạn hãy pha loãng dầu hương thảo với các loại dầu nền khác như dầu ô liu, dầu dừa để tránh gây ra hiện tượng kích ứng da.
  • Khi sử dụng dầu hương thảo, tránh việc vô tình thoa lên vùng mắt, niêm mạc và bất kỳ khu vực da nhạy cảm nào.”>Khi sử dụng dầu hương thảo, tránh việc vô tình thoa lên vùng mắt, niêm mạc và bất kỳ khu vực da nhạy cảm nào.
  • Giữ tinh dầu xa tầm tay trẻ em và vật nuôi. Tinh dầu hương thảo không nên được dùng ngoài da hoặc khuếch tán trong không khí xung quanh trẻ nhỏ dưới sáu tuổi.”>Giữ tinh dầu xa tầm tay trẻ em và vật nuôi. Tinh dầu hương thảo không nên được dùng ngoài da hoặc khuếch tán trong không khí xung quanh trẻ nhỏ dưới sáu tuổi.
  • Uống tinh dầu hương thảo có thể tương tác với thuốc chống đông máu (làm loãng máu), thuốc lợi tiểu.”>Uống tinh dầu hương thảo có thể tương tác với thuốc chống đông máu (làm loãng máu), thuốc lợi tiểu.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dầu hương thảo, đặc biệt là nếu bạn đang mang thai, cho con bú, dùng thuốc.”>Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dầu hương thảo, đặc biệt là nếu bạn đang mang thai, cho con bú, dùng thuốc.
  • B. Tinh Dầu Tràm Cajeput Oil chứa Cienol (Eucalyptol) > 60%

  • CUNG CẤP SỈ LẺ TINH DẦU TRÀM HUẾ
  • 1. Tinh Dầu Tràm Là Gì?

  • Tinh Dầu tràm hay còn gọi là Dầu tràm gió Huế là một loại dầu gió được chiết xuất từ lá của cây tràm lá dài (Melaleuca leucadendra) mà cũng có thể chiết xuất từ các cây khác thuộc chi Tràm. Loại dầu này có hương thơm và mùi vị dễ chịu nên được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng, thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu dưới hai dạng sử dụng bôi thoa trực tiếp hay dạng hít ngửi bay hơi. Từ lâu dầu tràm đã được sử dụng rất rộng rãi trong cộng đồng ở Việt Nam để phòng ngừa cảm mạo, gió máy cho người già, người bệnh, sản phụ, trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, dầu tràm được sử dụng nhiều để cung cấp cho những người lính trên chiến trường đem theo phòng cảm cúm.
  • 2. Thành Phần

  • Cây tràm Huế có rất nhiều đặc tính ưu việt. Khi ép và chưng cất, lá của loại cây này cho ra dầu tự nhiên 100%. Dung môi nhẹ này có tác dụng khử trùng và diệt nấm. Phân tích thành phần hóa học của dầu tràm có rất nhiều chất, nhưng chỉ hai hoạt chất có tác dụng là Eucalyptol chiếm 42-52% và α-Terpineol chiếm 5-12%. Eucalyptol có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đàm, hoạt chất α-Terpineol chiết xuất từ tinh dầu tràm.
  • 3. Tiêu Chuẩn Chất Lượng Tinh Dầu Tràm

  • Bộ phận chiết xuất ra tinh dầu: Lá 
  • Phương pháp chiết xuất: Hơi nước
  • Hình thức: Chất lỏng
  • Màu sắc: Tinh dầu tràm có màu vàng nhạt đến lục nhạt, tan trong 1 đến 2 thể tích ethanol 80%
  • Mùi vị: Có mùi thơm đặc trưng
  • Thành phần hoạt chất chính trong Tinh Dầu Tràm Gió Cienol (Eucalyptol) > 60%
  • Các thành phần khác: Alcohol monoterpenic, A-Terpineol, Linanlol, Terpinen-40-ol, Hydrocarbon monoterpen 27.8%.
  • Thành phần hóa học chính trong Tinh Dầu Tràm theo tiêu chuẩn dược điển Việt Nam 4: Hàm lượng cineol (C10H180) trong tinh dầu tràm phải không ít hơn 40%
  • Hàm lượng tinh dầu: 0.3-0.6%
  • Tỷ trọng ở 25°C: 0.900 – 0.925
  • Chỉ số khúc xạ 25°C: 1.466 – 1.472
  • Góc quay cực ở 25°C: -4° đến +1°
  • Hạn sử dụng: 02 – 03 năm kể từ ngày sản xuất
  • 4. Ứng Dụng Của Tinh Dầu Tràm

  • α-Terpineol từ tinh dầu tràm có tác dụng kháng khuẩn, dầu thuốc sử dụng α-Terpineol tự nhiên chiết xuất từ dầu tràm có tác dụng ức chế virus cúm H5N1
    Phòng ngừa cảm mạo, trúng gió
  • Tinh dầu tràm gió chiết xuất tự nhiên và các chế phẩm dẫn xuất dưới dạng xông, hít mũi trong phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ, trong ôtô…
  • Tạo hương thơm dễ chịu lại vừa sát khuẩn, ức chế virus, đặc biệt đang trong mùa cao điểm sốt, cúm.
  • Với khả năng chống khuẩn, nấm và khử trùng, tinh dầu tràm trà là liệu pháp chăm sóc và làm đẹp cơ thể an toàn.
  • Điều trị các bệnh về da do vi khuẩn hay nấm gây nên như mụn trứng cá, mụn mủ, da nhờn, phồng rộp, mụn cóc…
  • Giảm các cơn đau ở khớp tay, chân, trị các vết côn trùng cắn, làm da sưng và ngứa. Các vấn đề về da như viêm da, cháy nắng, phát ban… cũng được chữa nhờ vào đặc tính của tinh dầu tràm trà.
  • Trị nhiễm nấm ở bàn chân, chân hôi, nhiễm trùng móng và đau chân
  • Trị mụn và da nhờn.
  • Tinh dầu tràm có mùi thơm không quá nồng, xoa vào vết bầm tím hay chỗ nhức mỏi vài phút sẽ hết.
  • Tắm cho bé khử trùng, sát khuẩn
  • 5. Phương Pháp Chiết Xuất Tinh Dầu Tràm

  • Phương pháp chế biến là nấu tràm trong nồi to khoảng 5 tiếng đồng hồ và củi phải chụm thật đều. 1,5 tạ lá tràm chiếm tỷ lệ 2/3 nồi, còn lại 1/3 là nước. Đun lửa đều và kỹ, không lúc nào thiếu lửa hay để cho lửa cháy quá lớn sẽ làm bay hơi mất mùi dầu. Chai hứng dầu từ vòi sẽ được đặt trên một thau đầy nước lạnh để làm cô dầu khi từ thùng nóng ra ngoài. Toàn bộ dầu từ 1,5 tạ lá sẽ ra đầy 1 chai 1000ml.
  • Tại Huế, từ hàng trăm năm nay, có nhiều lò nấu dầu tràm cổ truyền bên đường Quốc lộ 1 A, có xã Lộc Thủy có 12 lò nấu dầu tràm và hàng trăm điểm bán dầu dọc đường. Địa phận bán dầu tràm còn lan ra phía Nam tới xã Lộc Tiến và thị trấn Lăng Cô, gần tiếp giáp Đà Nẵng, với hơn 300 điểm bán. Dầu tràm Phú Lộc nổi tiếng không chỉ bởi mùi thơm mà cả công dụng chữa nhức mỏi hiệu nghiệm.
  • Trong chiến tranh, Quân đội Bắc Việt thường nấu dầu tràm bằng cái nồi nấu to cao như đống rơm. Nấu dầu tràm tương tự như nấu rượu. Người ta bứt lá tràm về cho vào nồi, đun thật sôi, hơi dầu bốc lên đi qua ống lọc dẫn đến bể làm lạnh, dầu hóa lỏng chảy vào chai. Một nồi tràm chỉ thu được khoảng đôi ba chai dầu. Mỗi tháng có nơi thu được chừng 50 chục chai dầu tinh lọc, mỗi chai rót vào hai chục lọ nhỏ, tổng cộng lên đến nghìn lọ dầu gửi ra chiến trường. Để phục vụ cho nhu cầu, nhiều lớp nấu dầu tràm nấu suốt ngày đêm, mỗi ngày đêm nấu được 3 nồi, mỗi nồi mất chừng hơn ba tạ lá tràm, cả tấn lá tràm một ngày đêm, một tháng mất khoảng 30 tấn lá tràm. Nhiều bãi tràm bát ngát mênh mông nhưng chỉ vài tháng bị cắt sạch.
  • 6. Hướng Dẫn Sử Dụng Tinh Dầu Tràm

  • Trước khi sử dụng những thông tin này, độc giả cần liên hệ và nhận sự tư vấn của chuyên gia tinh dầu hoặc bác sĩ chuyên môn.
  • 6.1 Các Cách Dùng Tinh Dầu Tràm Gió Cơ Bản

  • Thoa hai bên thái dương, xương ức, xương sống…
  • Xông dầu trong phòng làm việc, phòng ăn, phòng ngủ…
  • Xông, hít, ngửi dầu vào vùng mũi họng.
  • Tắm nước ấm có pha thêm dầu.
  • Dùng dạng viên nang hay dung dịch uống.
  • Để trị mụn, dùng miếng vải cotton nhúng vào dầu tràm và thoa trực tiếp lên đầu mụn, thoa dầu tràm 2 lần/ngày, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng.
  • Đối với các vùng da dễ bị mụn như trán, mũi và cằm, thoa dầu tràm trà trực tiếp lên vùng chữ T. Nếu da mặt bị mụn trầm trọng, nhỏ 3 – 4 giọt dầu tràm vào sữa rửa mặt và sử dụng hằng ngày.
  • Nhỏ nhiều giọt tinh dầu tràm vào bồn nước và ngâm mình giúp cơ thể thư giãn sau khi làm việc hoặc chơi thể thao.
  • Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm vào cốc nước ấm hoặc kem đánh răng, dùng dung dịch này súc miệng từ 2-3 lần/ ngày sẽ chống hôi miệng, viêm lợi. Nhưng không được uống dung dịch này​.
  • 6.2 Cách Sử Dụng Tinh Dầu Tràm Gió Cho Trẻ Sơ Sinh

  • Tắm cho Trẻ sơ sinh: Đổ 1 nắp Dầu tràm vào thau tắm đã có nước nóng
  • Thư giãn: Sau khi tắm xoa một ít dầu vào lưng để giữ ấm cho bé, đồng thời để bé cảm thấy thoải mái, thư giãn
  • Sổ mũi, cảm: Thoa dầu vào xung quanh nơi bé ngủ như Nôi, Mùng…
  • Trị ho: Xoa dầu sau lưng và trước ngực cho bé như Massage.
  • Điều Trị Đau bụng: Xoa quanh vùng rốn.
  • Trị kiến, muỗi cắn: Bôi ngay chỗ bị cắn của bé. Tránh bôi trực tiếp vào mặt, trán và thái dương.
  • 7. Khuyến Cáo Khi Sử Dụng Tinh Dầu Tràm

  • Hạn chế sử dụng trực tiếp trên da: Nếu dùng tinh dầu chiết xuất nguyên chất trực tiếp lên da thì bạn rất dễ bị kích ứng, nổi mẩn đỏ, tăng nguy cơ khô da. Vậy nên tốt nhất bạn phải tìm hiểu kỹ nồng độ tinh dầu của sản phẩm trước khi thoa lên da, cân nhắc pha loãng sản phẩm để sử dụng lành tính hơn.
  • Thử lên vùng da trước khi dùng: Không chỉ tinh dầu mà hầu hết các sản phẩm bất kỳ trước khi bôi lên da phải cân nhắc bôi thử vào vùng da cánh tay trước. Bởi lúc này nếu xuất hiện các dấu hiệu dị ứng, ngứa, rát thì ngay lập tức không tiếp tục sử dụng.
  • Mua sản phẩm uy tín: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà sản xuất và phân phối tinh dầu. Tình trạng hàng kém chất lượng vẫn xảy ra và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tốt nhất cần mua hàng chất lượng với rõ nguồn gốc xuất xứ, giá cả hợp lý. Nên mua sản phẩm từ thương hiệu tinh dầu chính hãng uy tín chất lượng.
  • C. Kết Luận

  • Tinh Dầu Hương Thảo chứa hoạt chất chính Cienol  > 30% & Tinh Dầu Tràm có chứa Cienol khoảng 60%. Vì cả 2 loại tinh dầu cùng chứa hoạt chất Cienol (Eucalyptol) nên có mùi hương gần giống nhau. Đây là câu trả lời giúp giải đáp thắc mắc của rất nhiều Quý khách hàng. ” Vì Sao Tinh Dầu Hương Thảo Có Mùi Giống Tinh Dầu Tràm”. 
  • Trên đây là những chia sẻ về câu hỏi:  Vì Sao Tinh Dầu Hương Thảo Có Mùi Giống Tinh Dầu Tràm? Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về sản phẩm này và có cho bản thân những kiến thức phù hợp để sử dụng cho khoa học. 
  • Bạn sẽ quan tâm:
  • Hướng Dẫn Cách Làm Dầu Gió Tại Nhà

  • Phân Biệt Tinh Dầu Sả Java Và Tinh Dầu Sả Chanh

  • Terpinen-4-ol Là Hoạt Chất Chính Trong Tinh Dầu Tràm Trà (Tea Tree Oil)

Sản phẩm liên quan
Tinh Dầu Tràm EUCALYPTOL Giá Sỉ
180.000 - 4.500.000250.000 180.000
Tiết kiệm: 70.000₫ (28%)
Mua hàng
Tinh Dầu Tràm 60 - Eucalyptus 60 % Giá Sỉ
150.000 - 4.000.000220.000 150.000
Tiết kiệm: 70.000₫ (32%)
Mua hàng

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ :

Tìm kiếm bài viết (Blog)

KIẾN THỨC

Bình luận của bạn đọc

Chuyên mục

Scroll to Top
0932696777
Contact