Hỗ trợ: 0932696777

Email: tinhdaufacare1979@gmail.com

Công Dụng Và Cách Sử Dụng Tinh Dầu Ngải Cứu

  • Công Dụng Sức Khỏe Và Cách Sử Dụng Tinh Dầu Ngải Cứu

  • Tinh dầu ngải cứu là một loại tinh dầu có nhiều công dụng với sức khỏe và cần lưu ý khi sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích, cách dùng tinh dầu ngải cứu ngay nhé.
  • Tinh dầu ngải cứu là gì?

  • Tinh Dầu Ngải Cứu (Artemisia Essential Oil) được chiết xuất hơi nước từ cây ngải cứu, tinh dầu có tác dụng thư giãn tốt, có khả năng làm sạch, điều trị các bệnh do chấn thương cơ, xương, khớp, hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, tê bì cổ, nhức mỏi, phù nề,…Thành phần hoạt chất hóa học trong Tinh Dầu Ngải Cứu là Cineol 30%, các thành phần khác: Alcol, Adenin, Thuyeon, Dehydro Matricaria Este, Tetradecatrilin, Tricosanol, Cholin.
  • Cây ngải cứu là cây gì?

  • Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H’mông), cỏ linh (Thái), danh pháp hai phần: Artemisia vulgaris, là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae). Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ. Cây ngải cứu ưa ẩm, dễ trồng bằng cách giâm cành hay cây con. Cây ngải cứu là loại cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,4 – 1m; cành non có lông. Lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám, có lông. Vò nát có mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành từng chùm kép ở đầu cành. Quả bế nhỏ, không có túm lông.
  • Phân bố: Ngải cứu có nguồn gốc ôn đới ở châu Âu, châu Á, bắc Phi, Alaska và bắc Mỹ, trong đó một số vùng coi nó là cỏ dại xâm lấn. Lá ngải cứu chứa tinh dầu, các flavonoid, các amino acid, như adenin, cholin. Dược tính và cách dùng: Theo Y học cổ truyền, lá cây ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng lâu đời trong dân gian. Ngải cứu chứa các hoạt chất cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, tetradecatrilin,… giúp giảm cơn đau thần kinh hiệu quả. 
  • 1. Công dụng của tinh dầu ngải cứu

  • Theo nghiên cứu được công bố trên tạp Oncotarget vào năm 2017 ghi nhận việc sử dụng ngải cứu để điều trị bệnh động kinh trong y học thảo dược truyền thống ở Hoa Kỳ. Mùi hương của tinh dầu ngải cứu sẽ tác động đến hệ thần kinh, làm dịu đi các cơn động và tình trạng rối loạn phân ly. Bên cạnh đó, tinh dầu ngải cứu còn có tác dụng trong việc điều hòa kinh nguyệt của chị em phụ nữ, hỗ trợ làm dịu các cơn đau bụng, buồn nôn và mệt mỏi trong thời gian đến kỳ.
  • Tinh dầu ngải cứu còn có công dụng rất to lớn trong việc chữa trị chứng rối loạn tiêu hóa. Nó giúp điều chỉnh và kích thích hệ tiêu hóa tiết ra dịch để quá trình tiêu hóa được diễn ra tốt hơn. Ngoài ra, tinh dầu ngải cứu còn giúp ích rất nhiều cho người bị suy thận mãn tính nếu biết dùng đúng cách. Là một chất kích thích, giúp tăng cường lợi tiểu về cả số lượng và chất lượng, cơ thể sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn nếu được lợi tiểu. Tinh dầu ngải cứu còn được sử dụng như một biện pháp diệt giun cho đường ruột bởi tính độc của nó, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng cho trẻ em.
  • 2. Cách làm tinh dầu ngải cứu

  • Bạn có thể tham khảo các bước sau đây để tự làm tinh dầu ngải cứu ngay tại nhà:
  • Nguyên liệu: Đá lạnh, nồi đun, lá ngải cứu, bình thủy tinh, bát nhỏ.
  • Cách thực hiện
  • Bước 1: Đem ngâm và rửa thật sạch lá ngải cứu.
  • Bước 2: Cắt nhỏ lá ngải cứu đã được rửa sạch, sau đó cho vào nồi có chứa nước khoảng 1/3 nồi.
  • Bước 3: Đặt bát nhỏ đã chuẩn bị vào giữa nồi, đậy nắp ngược rồi cho khoảng 2 – 3 viên đá lạnh lên trên, đun trên lửa nhỏ.
  • Bước 4: Tiếp tục cho đá lạnh lên nắp khi đá tan, lặp lại bước này trong khoảng thời gian từ 45 – 60 phút.
  • Bước 5: Dùng ống bơm để hút lấy phần tinh dầu đọng lại trong chén, bảo quản tinh dầu trong lọ thủy tinh và tránh tiếp xúc với ánh mắt trời, nơi ẩm ướt.
  • 3. Cách sử dụng tinh dầu ngải cứu

  • Hiện nay, công dụng của tinh dầu ngải cứu đã được ứng dụng phổ biến trong y học và chế biến thực phẩm, đồ uống. Tinh dầu ngải cứu được sử dụng trong sản xuất nước hoa và xà phòng, tuy nhiên hàm lượng của nó cần đạt chuẩn theo quy định, vì đây được cho là hương liệu bị hạn chế do độc tính của nó đối với con người.
  • Trong thời gian mùa đông lạnh, đa số sẽ ở trong môi trường kín, khuếch tán tinh dầu ngải cứu không chỉ giúp bạn cảm thấy thư giãn và còn làm sạch bầu không khí, giảm cảm giác khó chịu cho đường hô hấp.
  • 4. Lưu ý khi sử dụng tinh dầu ngải cứu

  • Ngoài các lợi ích về sức khỏe mà tinh dầu ngải cứu mang lại, bạn cũng cần lưu ý một vài điều sau đây để tránh xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng tinh dầu:
  • Không trực tiếp uống tinh dầu.
  • Cần lưu ý liều lượng khi dùng để tránh tình trạng kích ứng.
  • Tuyệt đối không được dùng cho phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ, vì có thể sẽ gây ra nguy cơ sảy thai.
  • Tinh dầu ngải cứu có khả năng gây nghiện, tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và não. Khi sử dụng bạn nên trộn tinh dầu ngải cứu với các loại tinh dầu khác và không được dùng quá 30 phút.
  • Trên đây là một số thông tin về lợi ích và cách dùng tinh dầu ngải cứu đúng cách. FACARE hy vọng bài viết trên sẽ mang đến cho bạn thêm thông tin bổ ích.
  • 5. Khuyến cáo khi sử dụng tinh dầu ngải cứu

  • Lợi ích – công dụng sức khỏe của Tinh Dầu Ngải Cứu trong bài viết này chỉ có hiệu quả khi sử dụng tinh dầu thiên nhiên nguyên chất, không có tác dụng khi sử dụng các loại tinh dầu giả, hương liệu-hóa chất. Vì vậy, Quý khách nên chọn mua những công ty có uy tín và đạt chuẩn.
  • Bài viết cung cấp thông tin chuyên môn nhằm làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh có liên quan đến tinh dầu này.
  • Tinh dầu khi sử dụng trực tiếp lên da, cần được pha loãng với dầu nền như dầu dừa, dầu hướng dương với tỷ lệ thích hợp. Không nên sử dụng tinh dầu nguyên chất 100%.
  • Không sử dụng tinh dầu với các vùng da nhạy cảm, đặc biệt là mắt.
  • Khi sử dụng tinh dầu để pha chế thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm thì cần tham khảo ý kiến của chuyên gia. Để đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn từng ngành.
  • Bạn sẽ quan tâm: 
  • Cách Lựa Chọn Tinh Dầu Cho Phòng Ngủ

  • Dầu Quả Bơ Là Gì? Tác Dụng Sức Khỏe Bất Ngờ Của Dầu Bơ
  • 10 Công Dụng Của Tinh Dầu Hạt Cà Rốt – Carrot

  • Bài viết này là Tài Sản Trí Tuệ của Công Ty TNHH Tinh Dầu Dược Liệu Facare, mọi hình thức sao chép khi chưa được Chúng tôi cho phép bằng văn bản điều vi phạm Bản Quyền và bất hợp pháp.
  • Copyright © Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Tinh Dầu Dược Liệu Facare™
Sản phẩm liên quan
Dầu Nóng - Methyl Salicylate Giá Sỉ
120.000 - 1.650.000150.000 120.000
Tiết kiệm: 30.000₫ (20%)
Mua hàng
Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm
Long Não Bột - Camphor Synthetic Giá Sỉ
90.000 - 1.900.000150.000 90.000
Tiết kiệm: 60.000₫ (40%)
Mua hàng
Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ :

Tìm kiếm bài viết (Blog)

KIẾN THỨC

Bình luận của bạn đọc

Chuyên mục

Lên đầu trang
0932696777
Contact