-
Tinh Dầu Cỏ Hôi – Hoa Ngũ Sắc – Cây Cứt Lợn Điều Trị Viêm Xoang
-
1. Bệnh viêm xoang là gì?
- Viêm xoang là tình trạng các hốc xoang cạnh mũi bị các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm tấn công hoặc có các phản ứng dị ứng xảy ra tại khu vực này. Bên cạnh các biện pháp điều trị viêm xoang như phẫu thuật hay dùng thuốc thì có thông tin cho rằng tinh dầu hoa ngũ sắc (cây cứt lợn) có tác dụng cải thiện tình trạng này. Vậy đó có phải sự thật hay không? Hãy cùng FACARE tìm hiểu nhé!
-
1. Vài nét về cây cỏ hôi
- Cây cỏ hôi thường được gọi theo tên dân gian là cây cứt lợn, hoa ngũ sắc có tên khoa học Asteraceae, thuộc họ nhà cúc, Ageratum conyzoides L. Là một loại thảo dược mọc hằng năm có lịch sử lâu đời về sử dụng thuốc truyền thống ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
- Công dụng chữa bệnh của cây cỏ hôi được dùng làm thuốc chống viêm, chống dị ứng, chống phù nề trong các trường hợp như sổ mũi, viêm xoang mũi.
- Ngoài ra, cây cỏ hôi cũng được dùng để cầm máu ngoài do chấn thương, chữa phụ nữ rong huyết sau khi sinh, chữa mụn nhọt, ngứa lở và chàm.
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu cỏ hôi được chiết xuất từ các bộ phận của cây như thân, lá, hoa có thể khả năng kháng khuẩn staphylococcus aureus, bacillus subtilis, eschericichia coli và pseudomonas aeruginosa.
- Ngoài ra tinh dầu cỏ hôi có thể giúp giảm đau hiệu quả và được xác nhận sử dụng trên bệnh nhân thấp khớp.
- Tinh Dầu Cỏ Hôi (Ageratum Conyzoides Essential Oil)được chiết xuất từ tinh dầu cỏ hôi được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước, có màu vàng nhạt đến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu có thành phần chủ yếu là ageratocromen và demethoxyageratocromen.
-
2. Thành phần hóa học của tinh dầu Cỏ Hôi – Hoa Ngũ Sắc – Hoa Cứt Lợn
- Toàn cây chứa tinh dầu 0,16%
- Lá và hoa chứa 0,02% tinh dầu với mùi nồng khó chịu, tinh dầu này chứa phenol (eugenol) 5% một phenol ester mùi dễ chịu.
- Thành phần chủ yếu của tinh dầu là g-cadinen, caryo-phyllen, ageratocromen (1), demethoxy-ageratocromen và một số thành phần khác.
- Lá chứa stigmas 7-en-3-02, quercetin, kaempferol, acid fumaric, acid cafeic.
- Cây cứt lợn ở Việt Nam chứa 0,7-2% tinh dầu, carotenoid, ít phytosterol, tanin, đường khử, saponin, hợp chất uronic.
- Hàm lượng saponin thô trong thân và lá (tính theo dược liệu khô) là 4,7%.
- Cách sử dụng Tinh dầu hoa ngũ sắc chữa bệnh Viêm xoang, Viêm mũi dị ứng
- Dùng xông mũi: dùng máy xông mũi chuyên dụng cho vài giọt tinh dầu cỏ hôi vào
- Dùng xông cảm cúm, xông mũi: nấu nồi nước sôi cho vài giọt tinh dầu cỏ hôi, sả, tràm. Trùm chăn kín xông giúp ra mồ hôi giải cảm, ho, sổ mũi,…
- Pha với nước muối sinh lý vệ sinh mũi hằng ngày giúp sạch mũi, chống viêm mũi và đường hô hấp,….
-
3. Cách dùng Tinh Dầu Cỏ Hôi
-
Cách 1: Nhỏ mũi
- Nhỏ 5-6 giọt tinh dầu hoa ngũ sắc vào 5ml nước muối sinh lý 0.9% (có thể tìm mua ở các hiệu thuốc tây lọ nhỏ 10ml, rất thuận tiện)
- Lắc đều, nhỏ mũi 2-3 giọt mỗi bên, ngày 3 lần
- Có thể nhỏ vài giọt vào khẩu trang để hít trọn hơi tinh dầu vào mũi khi đi đường
- Có thể pha luôn 10-12 giọt vào lọ nước muối 10ml, nhưng dùng lâu thì tinh dầu sẽ dễ bị bay hơi, nên nếu thấy bị nhạt thì bạn có thể nhỏ thêm 3-4 giọt là vừa, rồi dùng tiếp.
-
Cách 2: Xịt mũi
- Mua chai xịt mũi Xisat (loại có nắp mở được), có thể tận dụng chai cũ đã dùng hết
- Cho nước muối sinh lý 0.9% vào chai
- Nhỏ thêm vào khoảng 20 giọt tinh dầu hoa ngũ sắc
- Lắc đều, xịt rửa 2-3 nhát mỗi bên, ngày 3 lần
-
Cách 3: Xông mũi
- Nhỏ khoảng 5-10 giọt tinh dầu hoa ngũ sắc vào cốc nước sôi
- Dùng giấy cứng quấn thành hình nón, có chừa lỗ nhỏ, chụp lên cốc nước
- Bịt một mũi, hít sâu vào mũi bên kia để hơi tinh dầu bay vào mũi thông qua lỗ nhỏ của chụp giấy
- Xông khoảng 5-10 phút mỗi ngày
- Lưu ý: vì tinh dầu không tan trong nước, nên phải lắc đều trước khi sử dụng (cách 1 và cách 2) để tinh dầu trộn đều trong nước muối.
-
4. Công dụng của tinh dầu cỏ hôi đối với bệnh viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng
- Làm thông mũi
- Kháng viêm, chống phù và kháng khuẩn
- Kích thích niêm mạc mũi tăng xuất tiết
- Giúp thải ra ngoài những dịch viêm tồn đọng trong xoang và hốc mũi
- Cuối cùng là giảm dần các triệu chứng viêm, sau đó dứt hẳn viêm xoang, viêm mũi dị ứng
- Ngoài ra. Tinh dầu Cỏ Hôi còn chữa được viêm tai, viêm họng… và tăng đề kháng cho cơ thể
-
5. Lưu ý khi sử dụng tinh dầu trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng
- Khi sử dụng tinh dầu cỏ hôi, trước tiên bệnh nhân nên rửa mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý. Sau đó lâu khô nhỏ dung dịch có chứa tinh dầu cỏ hôi vào mũi.
- Khi mới sử dụng lần đầu tiên bệnh nhân sẽ cảm thấy xót và khó chịu nhưng sau thời gian sử dụng hiện tượng này sẽ không còn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không chấm dứt mà vẫn tiếp tục diễn ra, các bạn nên ngưng sử dụng ngay lập tức và đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
- Đặc biệt lưu ý là bệnh nhân không nên xì mũi quá mạnh mà hãy nhẹ nhàng, tránh trường hợp dịch nhầy chảy ngược vào cuống họng hoặc tai gây viêm.
- Ngoài việc sử dụng tinh dầu cỏ hôi, bệnh nhân nên kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể.
- Quý khách hàng có thể sử dụng kết hợp thêm với: Tinh dầu Bạc Hà, tinh dầu Khuynh Diệp, tinh dầu Húng Chanh (Tần Dày Lá), Tinh thể Bạc Hà (Menthol Crystal), tinh dầu Tràm Bạc Hà, tinh dầu Lá Xông Hương Tràm… Để tăng khả năng hồi phục, hỗ trợ tiêu đờm, làm xoang thông thoáng, dễ thở, ngủ ngon hơn.
- Có thể bạn quan tâm:
- Bài viết này là Tài Sản Trí Tuệ của Công Ty TNHH Tinh Dầu Dược Liệu Facare, mọi hình thức sao chép khi chưa được Chúng tôi cho phép bằng văn bản điều vi phạm Bản Quyền và bất hợp pháp.
- Copyright © Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Tinh Dầu Dược Liệu Facare™
3 Cách Dùng Tinh Dầu Cỏ Hôi Trị Viêm Xoang
Sản phẩm liên quan
120.000₫ - 1.650.000₫150.000₫ 120.000₫
Tiết kiệm: 30.000₫ (20%)
Chia sẻ :