Hỗ trợ: 0932696777

Email: tinhdaufacare1979@gmail.com

Hợp chất hữu cơ là gì?

  • Phân biệt hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ

  • I. Hợp chất hữu cơ là gì?

  • Các hợp chất hữu cơ (hay organic compound), là một lớp lớn của các hợp chất hóa học mà các phân tử của chúng có chứa carbon. Các hợp chất hữu cơ có thể có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc do các phản ứng nhân tạo.
  • Sự phân chia giữa hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ mang tính tùy ý có nguyên nhân lịch sử; tuy nhiên, nói chung thì các hợp chất hữu cơ được định nghĩa như là các hợp chất có liên kết carbon-hiđrô, và các hợp chất vô cơ là những hợp chất còn lại. Vì thế axít cacbonic được coi là hợp chất vô cơ, trong khi axít formic là hợp chất hữu cơ, mặc dù đôi khi người ta vẫn gọi nó là “axít cacbonous” và anhydride của nó, carbon mônôxít, là một chất vô cơ.
  • Tên gọi “hữu cơ” là một tên gọi lịch sử, có lẽ có từ thế kỷ 19, khi người ta tin rằng các hợp chất hữu cơ chỉ có thể tổng hợp trong cơ thể sinh vật thông qua cái gọi là vis vitalis -“lực sống”. Thuyết cho rằng các hợp chất hữu cơ về cơ bản là khác biệt với các “hợp chất vô cơ”, nghĩa là không được tổng hợp thông qua “lực sống”, đã bị bác bỏ do sự tổng hợp urê (NH2)2C=O, một hợp chất hữu cơ, từ xyanat kali và sulfat nhôm bởi Friedrich Wöhler.
  • Phần lớn các hợp chất hữu cơ tinh khiết được sản xuất nhân tạo; tuy nhiên, thuật ngữ “hữu cơ” cũng được sử dụng để miêu tả các sản phẩm được sản xuất mà không có các hóa chất nhân tạo.
  • Cần phân biệt hợp chất hữu cơ với vật chất hữu cơ (tên tiếng Anh organic matter (cách đọc tiếng Việt o-gơ-nic mát-tơ)).
  • Phân loại hợp chất hữu cơ

  • Dựa vào thành phần các nguyên tố, hợp chất hữu cơ được phân thành 2 loại
  • Hydrocarbon là những hợp chất mà phân tử chỉ gồm 2 nguyên tố C và H
  • Dẫn xuất của hydrocarbon là những hợp chất mà phân tử có các nguyên tố khác ngoài C và H.
  • Dựa theo mạch carbon của phân tử, hợp chất hữu cơ được phân thành: hợp chất có mạch vòng và hợp chất không có mạch vòng.
  • Dựa vào các nhóm chức có trong phân tử, các hợp chất là dẫn xuất của hydrocarbon được phân thành 3 loại:
  • Hợp chất hữu cơ đơn chức là hợp chất chỉ có 1 nhóm chức.
  • Hợp chất hữu cơ đa chức là hợp chất có nhiều nhóm chức nhưng cùng 1 loại nhóm chức.
  • Hợp chất hữu cơ tạp chức là hợp chất có nhiều loại nhóm chức khác nhau
  • Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

  • Công thức phân tử biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử
  • Công thức phân tử hợp chất hữu cơ có thể được thiết lập dựa trên tỷ lệ phần trăm khối lượng của các nguyên tố hoặc theo khối lượng sản phẩm của phản ứng cháy hoặc thông qua công thức đơn giản nhất (là công thức biểu thị tỷ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố).
  • Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ

  • Thuyết cấu tạo hoá học
  • Thuyết cấu tạo hóa học được đưa ra bởi Bút-lê-rốp (người Nga) vào năm 1861.
  • Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo trật tự nhất định. Thứ tự liên kết đó gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó, tức là thay đổi cấu tạo hóa học, sẽ tạo ra hợp chất khác.
  • Trong phân tử hợp chất hữu cơ, carbon có hóa trị IV. Nguyên tử carbon không những có thể liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn có thể liên kết với nhau tạo thành mạch carbon
  • Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học
  • Công thức cấu tạo

  • Công thức cấu tạo biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết của các nguyên tử trong phân tử.
  • Công thức cấu tạo có thể được viết theo 3 cách: cách viết khai triển (viết tất cả các nguyên tử và các liên kết giữa chúng), cách viết thu gọn (viết gộp nguyên tử C và các nguyên tử khác liên kết với nó thành từng nhóm) và cách viết thu gọn nhất (chỉ viết các liên kết và nhóm chức, đầu mút của các liên kết chính là các nhóm CHx với x đảm bảo hóa trị IV của nguyên tử C).
  • Đồng đẳng

  • Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau 1 hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau được gọi là đồng đẳng.
  • Dãy đồng đẳng là dãy gồm các chất đồng đẳng.
  • Sở dĩ các chất trong cùng dãy đồng đẳng có tính chất hóa học tương tự nhau là do chúng có cấu tạo hóa học tương tự nhau.
  • Đồng phân

  • Những hợp chất có cùng công thức phân tử được gọi là đồng phân.
  • Đồng phân cấu tạo

  • Đồng phân cấu tạo là những hợp chất có cùng công thức phân tử nhưng cấu tạo hóa học khác nhau.
  • Phân loại
  • Đồng phân nhóm chức là những đồng phân khác nhau về bản chất nhóm chức
  • Đồng phân mạch carbon là những đồng phân khác nhau về sự phân nhánh của mạch carbon
  • Đồng phân vị trí nhóm chức là những đồng phân khác nhau về vị trí của các nhóm chức
  • Đồng phân vị trí liên kết bội là những đồng phân khác nhau về vị trí của các liên kết đôi hoặc liên kết ba
  • Đồng phân lập thể

  • Đồng phân lập thể là những đồng phân có cùng công thức cấu tạo nhưng khác nhau về cấu trúc không gian của phân tử
  • Liên kết hóa học

    Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo liên kết cộng hóa trị

    Liên kết đơn là liên kết do 1 cặp electron dùng chung tạo nên. Liên kết đơn luôn là liên kết σ

    Liên kết đôi là liên kết do 2 cặp electron dùng chung tạo nên. Liên kết đôi gồm 1 liên kết σ và 1 liên kết π

    Liên kết ba là liên kết do 3 cặp electron dùng chung tạo nên. Liên kết ba gồm 1 liên kết σ và 2 liên kết π

     
  • II. Hợp chất vô cơ là gì?

    Hợp chất vô cơ bao gồm khí CO, khí CO2, H2CO3 và các muối cacbonat, hydrocacbonat và những hợp chất không có mặt nguyên tử C. Chúng thường được xem là kết quả của sự tổng hợp từ các quá trình địa chất, trong khi hợp chất hữu cơ thường liên quan đến các quá trình sinh học. Các nhà hóa học hữu cơ truyền thống thường xem bất kỳ phân tử nào có chứa C là hợp chất hữu cơ, và như vậy, hóa học vô cơ được mặc định là nghiên cứu về các phân tử không có C.

    Phân loại: Hợp chất vô cơ được chia làm bốn loại: oxide, acid, base, muối.

    Oxide là hợp chất gồm 1 nguyên tố kết hợp với 1 hay nhiều nguyên tử O. Oxide được chia làm bốn loại:

    – Oxide acid: Là những oxide cấu tạo từ 1 nguyên tố phi kim với O và có 1 acid tương ứng.

    VD: SO2, CO2,…

    Oxide base: Là những oxide cấu tạo từ 1 nguyên tố kim loại với O và có 1 base tương ứng.

    VD: CaO, Fe3O4,…

    Oxide lưỡng tính: Là những oxide vừa có 1 acid tương ứng vừa có 1 base tương ứng.

    VD: Al2O3, ZnO,…

    Oxide trung tính: Là những oxide không có acid hay base nào tương ứng (còn gọi là oxide không tạo muối).

    VD: CO, NO,…

    Acid là các hợp chất hóa học cấu tạo từ các phi kim hoặc oxide acid và có thể hòa tan trong nước (trừ H2SiO3), phân ra:

    Các loại acid dựa theo việc có (nhiều hay ít) oxy hay không:

    Acid không có oxy: HCl, HBr, HI, H2S, …

    Acid có nhiều nguyên tử oxy: H2SO4, H3PO4, HClO4, …

    Acid có ít nguyên tử oxy: H2SO3, HClO, HClO2, …

    Acid dựa theo độ mạnh, yếu:

    Acid mạnh: HCl, H2SO4, HNO3, HClO4, HSbF6, …

    Acid yếu: HClO, H2SO3, H2CO3, …

    Base là các hợp chất hóa học được cấu tạo từ các kim loại (đôi khi nó được tạo thành từ các oxide base), phân ra:

    Base tan trong nước: LiOH, NaOH, KOH, RbOH, CsOH, Ca(OH)2, Sr(OH)2, Ba(OH)2, N(CH3)4OH, NH3(aq) (NH4OH), …

    Base không tan trong nước: Fe(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, Mg(OH)2, Be(OH)2, C6H5NH2, …

  •  Bạn sẽ quan tâm:
  • Bài viết này là Tài Sản Trí Tuệ của Công Ty TNHH Tinh Dầu Dược Liệu Facare, mọi hình thức sao chép khi chưa được Chúng tôi cho phép bằng văn bản điều vi phạm Bản Quyền và bất hợp pháp.
  • Copyright © Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Tinh Dầu Dược Liệu Facare™
Sản phẩm liên quan
Vỏ chai tinh dầu 250ml giúp bảo quản tinh dầu được lâu hơn, dễ dàng sử dụng, giữ được mùi hương tự nhiên và đảm bảo được tính chất dược lý của tinh dầu thiên nhiên.
12.000 10.000
Tiết kiệm: 2.000₫ (17%)
tinh thể bạc hà menthol giá sỉ
115.000 - 4.500.000150.000 115.000
Tiết kiệm: 35.000₫ (23%)
Mua hàng

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ :

Tìm kiếm bài viết (Blog)

KIẾN THỨC

Bình luận của bạn đọc

Chuyên mục

Scroll to Top
0932696777
Liên hệ