-
Tiêu chuẩn chất lượng của tinh dầu
-
1. Định nghĩa nguyên chất
- Nguyên chất là thuần một chất, không có các chất khác lẫn vào, không pha chế các chất khác vào.
-
2. Tinh dầu nguyên chất là gì?
- Tinh dầu thiên nhiên nguyên chất là loại tinh dầu được chiết xuất 100% từ các bộ phận của cây như: Hoa, lá, Thân, Vỏ, Củ, Rễ, Hạt…Không pha chế thêm các thành phần khác vào tinh dầu sau khi chưng cất.
- Tinh dầu phải tuân thủ các tiêu chuẩn của quốc tế và nước sở tại, thường thì mỗi nước có một tiêu chuẩn khác nhau dựa trên nền tảng tiêu chuẩn của quốc tế.
- Ví dụ: Ở Việt Nam có một số loại tinh dầu có tiêu chuẩn dược điển Việt Nam như Tinh Dầu Quế, Tinh Dầu Bạc Hà, Tinh Dầu Sả, Tinh Dầu Hương Nhu, Tinh Dầu Bưởi, Tinh Dầu Tràm, Tinh Dầu Mù U, Tinh Dầu Chanh, Tinh Dầu Nghệ, Tinh Dầu Húng Chanh, Tinh Dầu Trầu Không…
-
3. Chỉ tiêu chất lượng của tinh dầu thiên nhiên
- Màu sắc, Mùi vị,Tỷ trọng, Chỉ số khúc xạ, Góc quay cực, Bảng phân tích thành phần…
-
4. Tinh dầu không nguyên chất là gì?
- Tinh dầu không nguyên chất là tinh dầu được pha từ tinh dầu nguyên chất với các thành phần, chất hóa học khác mà vẫn giữ được hương của tinh dầu được chiết xuất từ thực vật nhưng chưa đạt chất lượng hoàn toàn tinh khiết.
-
5. Chức năng – công dụng của tinh dầu
- Thành phần hóa học của tinh dầu có chứa các terpen và những dẫn xuất có chứa oxi của terpen như rượu, anđehyt, ete, este…
- Tinh dầu là một hợp chất hữu cơ dạng lỏng, có mùi thơm đặc trưng. Ở nhiệt độ thường hầu hết ở thể lỏng, có tỷ trọng nhỏ hơn 1 (trừ một số loại như tinh dầu hương nhu, tinh dầu quế, tinh dầu lộc đề….); không hòa tan hoặc hòa tan ít trong nước, hòa tan trong chất béo, dầu nền thực vật, tinh dầu bay hơi với hơi nước, có vị cay hoặc ngọt, nóng và có tinh sát trùng, khử khuẩn mạnh.
- Tinh dầu được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như trong tạo mùi hương mỹ phẩm, trong thực phẩm dùng làm chất tạo mùi cho bánh kẹo, thuốc lá, nước giải khát, rượu,…Với lịch sử phát triển hàng ngàn năm, tinh dầu được mệnh danh là báu vật của thiên nhiên, là tủ thuốc của tự nhiên được phát triển thành phương pháp trị liệu, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp trên toàn thế giới. Giữa thế kỉ 19, tinh dầu được tập trung nghiên cứu và trở thành một phương pháp trị liệu tổng thể và phổ cập tại nhiều nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp…
- Tinh dầu giúp loại bỏ tế bào chết trên da, giữ và làm cho da mượt mà, mềm mại kích hoạt làm tiêu mỡ thừa dưới da, giúp da săn chắc ngăn ngừa mụn trứng cá.
- Tinh dầu giúp trị cảm cúm, nhức đầu, các bệnh về khớp, trị liệu các vấn đề về gan, thận, mất ngủ, giải độc cho cơ thể, thư giãn, giảm strees…
- Tinh dầu tạo mùi thơm nhẹ nhàng, và hoàn toàn tinh khiết cho không gian.
- Tinh dầu còn dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc, thảo dược,…
- Ngoài ra tinh dầu hiện nay được nhiều người sử dụng thay thế các loại mỹ phẩm thông thường, bởi tính an toàn trong sử dụng và gần như không có tác dụng phụ.
-
6. Cách sử dụng tinh dầu
-
a. Sử dụng tinh dầu để bôi, massage
- Tinh dầu thực sự tinh khiết sẽ thẩm thấu rất tốt qua da, hấp thu trực tiếp qua màng tế bào. Một số loại có thể gây kích ứng da, vì vậy khi sử dụng cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất vì các loại tinh dầu có nhiều cấp độ khác nhau. Các nhà khoa học khuyến cáo, nếu chúng ta thích dùng tinh dầu, cố gắng tìm kiếm các loại tinh dầu đạt cấp độ Tinh Dầu Trị Liệu để đảm bảo thật sự tinh khiết. Các loại tinh dầu không đảm bảo tinh khiết nếu dùng về lâu dài sẽ không có lợi cho sức khỏe nhất là bằng đường hít.
- Sử dụng tinh dầu để bôi: Đa số các loại tinh dầu để có thể bôi lên da với các công dụng trị liệu của loại thực vật đó. Có thể kết hợp các loại tinh dầu lại để có tác dụng tốt nhất.
- Sử dụng tinh dầu để mát xa: Mát xa với tinh dầu là 1 liệu pháp hiệu quả để giảm trừ căng thẳng và chăm sóc da. Thường tinh dầu không mát xa trực tiếp được lên da mà phải sử dụng kết hợp với dầu nền (Dầu Dừa, Dầu Jojoba, Dầu Hạnh Nhân, Dầu Olive, Dầu Hướng Dương…) để pha với nhau mới có thể mát xa trực tiếp được lên da.
- Tỷ lệ pha trộn: Tùy theo mức độ mẫn cảm của da, độ tuổi của người sử dụng, tình trạng sức khỏe mà tỷ lệ pha trộn với dầu nền có tỷ lệ từ 0.5% – 5%. Lưu ý, trẻ em dưới 3 tháng tuổi, phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú không nên sử dụng tinh dầu (cần phải tham khảo ý kiến của bác sỹ có chuyên môn để đảm bảo an toàn).
-
b. Tinh dầu dùng trong liệu pháp hương thơm (hít, xông, khuếch tán, xịt…)
- Tinh dầu dược liệu thường dùng cho mục đích hương thơm hoặc điều trị các bệnh về đường hô hấp (hiệu quả và tốt cho sức khỏe là các loại tinh dầu đạt cấp độ Tinh Dầu Trị Liệu – Tức tinh dầu nguyên chất). Nếu chúng ta dùng những loại tinh dầu không đảm bảo tinh khiết, điều này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe khi dùng lâu dài.
- Cách dùng để hít: Nhỏ 3 đến 5 giọt tinh dầu vào khăn có chất liệu vải cotton để ở nơi mà bạn cần tạo mùi. Tinh dầu sẽ bay hương và lan tỏa những nơi gần đó.
- Cách dùng để xông: Vì tinh dầu chỉ bay hơi ở nhiệt độ cao nên phải dùng thêm công cụ đó là đèn khuếch tán tinh dầu (Bằng điện hoặc bằng nến).
- Dùng để xịt: Do tinh dầu không tan trong nước chỉ tan trong cồn và dầu nền. Nên muốn làm để xịt thì phải pha với cồn y tế 70 độ hoặc 90 độ.
-
c. Tinh dầu sử dụng bên trong (ăn, uống, ngậm…)
- Các loại tinh dầu chất lượng cao (Tinh Dầu Trị Liệu) hầu hết dùng được bên trong (theo hàm lượng nhất định) Thường tinh dầu nguyên chất không được chỉ định đường uống do tinh dầu nguyên chất rất đậm đặc nên cần phải pha chế theo công thức, liệu lượng chuẩn thì mới đảm bảo an toàn.
- Tinh dầu có thể được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất kẹo ngậm chữa đau họng, kẹo bạc hà làm từ Tinh Thể Bạc Hà (Menthol). Ngoài ra, tinh dầu còn được sử dụng làm các loại gia vị, đồ uống, nước giải khát…
- Bạn sẽ quan tâm:
- Mua Tinh Dầu Thiên Nhiên Nguyên Chất Vui Lòng Xem Tại Đây.
- Cách Dùng Tinh Dầu Hoa Oải Hương Giảm Cơn Đau Nửa Đầu
- Bài viết này là Tài Sản Trí Tuệ của Công Ty TNHH Tinh Dầu Dược Liệu Facare, mọi hình thức sao chép khi chưa được Chúng tôi cho phép bằng văn bản điều vi phạm Bản Quyền và bất hợp pháp.
- Copyright © Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Tinh Dầu Dược Liệu Facare™
Tinh Dầu Nguyên Chất Là Gì? Chỉ Tiêu Chất Lượng Của Tinh Dầu
Sản phẩm liên quan
Chia sẻ :